Tất tần tật thông tin về youtube – những gì bạn cần biết khi làm youtuber

38 lượt xem

Trong hoàn cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, thì cũng chính là lúc Youtube xuất hiện ngày càng nhiều Youtuber hơn ở đa dạng các lĩnh vực như: ăn uống, kiến thức, cuộc sống…

Chắc hẳn ít nhất bạn cũng phải là khán giả của một kênh Youtube nào đó. Vậy bạn có bao giờ tự đặt ra những câu hỏi cho riêng mình, nào là:

  • Làm Youtube có nhận được tiền không?
  • Bao giờ mới nhận được tiền từ Youtube?
  • Một view sẽ được bao nhiêu tiền?
  • Youtube thanh toán cho mình bằng cách nào?
  • …v.v

Vô vàn các câu hỏi được đặt ra xoay quanh vấn đề lợi nhuận đem lại từ việc làm Youtube. Nếu đã có cùng các thắc mắc trên thì hãy theo dõi bài viết này của web affiliate vn để tìm ra câu trả lời thỏa đáng nhé, chỉ mất khoảng 5 phút thôi! Let’s go ^^

2. KHI NÀO YOUTUBE TRẢ TIỀN?

Hiện nay, Youtube đang được xếp hạng thứ 2 sau Facebook về số lượng truy cập mạng xã hội nhiều nhất và còn được mệnh danh là “Kênh mạng xã hội video khổng lồ”.

Số lượng tài khoản đăng ký Youtube tính tới thời điểm hiện tại được gọi là “SIÊU KHỦNG” với hơn 2 tỷ người đăng ký. Đây cũng là lý do vì sao Youtube thu hút được rất nhiều đơn vị kinh doanh muốn hợp tác quảng cáo sản phẩm/dịch vụ. Và cũng thu hút được ngày càng nhiều Youtuber đến với mảnh đất màu mỡ này.

Khi hỏi đến việc “Youtube sẽ trả tiền cho các Youtuber căn cứ vào đâu” thì hầu hết các bạn đều có thể nghĩ ra đó chính là lượng lượt xem trên video.

Bên cạnh đó, sẽ còn nhận được tiền từ việc Youtube chèn các quảng cáo lên video của bạn và chiết khấu hoa hồng khi người xem mua sản phẩm/dịch vụ của quảng cáo đó.

Không phải quảng cáo nào cũng sẽ chèn lên video của bạn, quảng cáo sẽ được gắn lên video dựa trên đối tượng người xem của video đó: là ai, giới tính, độ tuổi…quảng cáo sẽ được xuất hiện riêng biệt.

2.1: Youtube thanh toán tiền cho người sở hữu video như thế nào?

Có 2 cách để Youtube thanh toán tiền cho người sở hữu video:

+     Thứ nhất: thông qua Google Adsense

Bạn cần phải có tài khoản Google Adsense, sau đó liên kết với Youtube.

Hằng tháng Google Adsense sẽ thay Youtube thanh toán tiền cho bạn qua các kênh: séc, tài khoản ngân hàng và Wersten Union-dịch vụ chuyển tiền quốc tế (Điều kiện rút tối thiểu là 100 USD).

+     Thứ hai: thông qua Multi Channel Network

Youtube Network là một đối tác lớn của Youtube, nhiệm vụ của họ là xử lý phân bổ các quảng cáo và thanh toán tiền cho các Youtuber được chèn quảng cáo lên video. Một số Network được đánh giá tốt: Freedom, Fullscreen,…

Các kênh thanh toán: Paypal, tài khoản ngân hàng, Wersten Union. Nếu kênh ở cùng quốc gia với Network thì quá trình thanh toán sẽ được diễn ra nhanh chóng hơn.

=> Ngày 20,21,22 hằng tháng sẽ là ngày Google Ads và Youtube Network thanh toán tiền cho các Youtuber.

2.2: Youtube tính tiền cho người sở hữu như thế nào?

Bạn cũng biết rõ, sản phẩm mà Youtube cung cấp ra cho tất cả mọi người là các video với đa dạng nội dung. Không hề cung cấp một sản phẩm hữu hình nào cả, vậy nguồn tiền từ đâu mà Youtube có được để thanh toán cho các Youtuber?

Đó chính là các nguồn chi phí quảng cáo được chèn lên video của Youtube từ các đối tác kinh doanh.

Có 4 bên tham gia vào hoạt động kinh doanh này:

  • Advertisers: Các nhà quảng cáo – Những người bỏ tiền ra để quảng cáo của họ được xuất hiện lên Youtube
  • Creators: Người sáng tạo ( chủ sở hữu video) – Người nghĩ ra kịch bản, nội dung, quay và chỉnh sửa để tạo nên các video đăng tải lên kênh của họ trên Youtube
  • Viewers: Người xem – Bất kỳ ai vào xem video của bạn, thi thoảng họ sẽ nhấp vào những quảng cáo trùng với nhu cầu của họ ở thời điểm đó
  • Youtube: Nền tảng mạng xã hội video – Nơi bạn đăng tải nội dung video của mình, và là hệ thống kiểm soát các quảng cáo được chèn lên video của bạn

Các đối tác kinh doanh có thể là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu quảng bá sản phẩm/dịch vụ và thông điệp bằng hình thức quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội này đều phải trả một khoản phí nhất định. Từ đó, Youtube sẽ trích ra một phần để trả cho các Youtuber có video được chèn quảng cáo.

Ví dụ: Có một nhà quảng cáo sẽ chi ngân sách ra 2 triệu đồng để sản phẩm/dịch vụ của họ sẽ được xuất hiện trên các video của Youtube. Vậy Youtube sẽ là người nhận lấy 2 triệu đồng này, và chèn các  đoạn quảng cáo của đối tác  lên video của bạn. Cứ có bất kỳ người xem nào click vào quảng cáo đó thì số tiền 2 triệu này sẽ giảm dần cho đến khi lượt click đã đủ và số tiền được giảm xuống còn 0 đồng. Sau khi hoàn thành xong công việc quảng cáo thì Youtube sẽ trích khoảng 45% số tiền đó để trả cho bạn (người sở hữu video).

Như vậy, bạn nên đầu tư thật kỹ lưỡng về mặt nội dung, chủ đề, hình ảnh, âm thanh…để kéo thật nhiều tương tác về lượt xem cùng với chi phí quảng cáo thì hằng tháng có thể kiếm tiền lên đến hàng trăm triệu đấy nhé!

Nói tới đây thì chắc hẳn các bạn sẽ đặt ra một câu hỏi: “Vậy thì bao nhiêu lượt xem sẽ nhận được tiền”, để trả lời tiếp tục về vấn đề này thì bạn hãy cùng mình phân tích tiếp bài viết nhé! Một yếu tố rất quan trọng buộc bạn phải biết để có thể lên kế hoạch cho video của mình thật lôi cuốn và hấp dẫn.

3.YOUTUBE TRẢ TIỀN DỰA TRÊN YẾU TỐ GÌ? MỘT ĐIỀU BẠN KHÔNG THỂ NÀO BỎ QUA

Không thể chối bỏ rằng, Youtube đang là một cách kiếm tiền rất thịnh hành trong thời đại 4.0. Vậy ôm trùm đứng thứ 2 về trang mạng xã hội này sẽ thanh toán tiền cho các Youtuber ra sao? Mỗi lượt view, lượt đăng ký, lượt like sẽ được chi trả như thế nào?

Cùng mình nắm bắt thật rõ thông để có thể kiểm soát dòng tiền chặt chẽ nhất nha ^^

3.1: Bao nhiêu lượt xem sẽ được tiền, liệu có phải câu hỏi nên phải suy nghĩ trong việc kiếm tiền trên Youtube?

Mình nghĩ câu hỏi này chưa thật sự đầy đủ, việc kiếm tiền từ Youtube không chỉ dừng lại ở lượt xem của video mà còn từ các quảng cáo, lượt click vào quảng cáo và tiền hoa hồng sản phẩm.

Nhưng hãy khoan nghĩ đến việc này, trước tiên bạn cần phải bật được nút kiếm tiền của Youtube thì mới có thể nhận được sự thanh toán từ trang mạng xã hội này. Điều kiện để bật được nút kiếm tiền là bạn phải đạt được 4.000 giờ xem và 1.000 lượt đăng ký.

Vì thế hãy thu hút lượt người xem và người đăng ký để có thể bật nút kiếm tiền nhé! Bạn có thể tham khảo bài viết các chủ đề Youtube hot 2021 để xây dựng video của mình trong các bước đầu tiên tại đây: (anh chèn link bài chủ đề hot Youtube 2021  vào giùm em nha)

3.2: Sự thật về 1.000 view Youtube được bao nhiêu tiền?

Để nói cụ thể 1.000 view sẽ được quy ra bao nhiêu tiền thì chắc hẳn sẽ không có một con số cụ thể nó chỉ mang tính chất ước lượng.

Cũng như mình đã nói, nó còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố về quảng cáo, click chuyển đổi mua hàng…các yếu tố này càng cao thì trung bình chia ra cho mỗi lượt view của bạn sẽ càng cao.

Cụ thể ở Việt Nam, mỗi lần click chuột của người xem vào quảng cáo thì bạn sẽ có khoảng 650 VNĐ, còn ở thị trường nước ngoài thì con số này cao hơn khoảng từ 0.3 USD-1 USD.

Ví dụ: Video của bạn có 10.000 lượt xem, trong đó tỉ lệ click chuột là 5% người xem click vào quảng cáo. Vậy tổng số lượt click chuột là 500 click, ta lấy đơn giá 650 x 500= 325.000 VNĐ, còn bên nước ngoài thì sẽ được khoảng 500 x 0.3= 150$. Lớn hơn rất nhiều so với Việt Nam.

Vì thế, sẽ không thể nào quy đổi được cụ thể mỗi view là bao nhiêu tiền mà chỉ có thể ước lượng và cần phải cộng lại bởi nhiều yếu tố khác nhau.

3.3: 1 triệu view và lời đồn thổi vài chục triệu? Thật hư ra sao về con số 1 triệu này?

1 triệu view là một con số ao ước của rất nhiều Youtuber hiện nay, để có được con số này thì bạn phải nỗ lực rất nhiều để nghiên cứu cũng như đầu tư cho ra các sản phẩm thật sự chất lượng và lôi cuốn.

Chúng ta hãy thử mức ước tính tỉ lệ click chuột của mỗi video ở Việt Nam là 5%, vậy 1.000.000 view chúng ta sẽ có được 30.000.000 VNĐ. Cộng với nhiều khoản tích lũy khác về lượt xem, số lượt quảng cáo được hiển thị trên video.

Và hầu như các Youtuber tại Việt Nam còn có thêm các khoản chi phí khác như chi phí quảng cáo cho nội dung về sản phẩm/dịch vụ trong video, gắn link sản phẩm/dịch vụ mua hàng dưới phần mô tả để ăn chiết khấu hoa hồng, Affiliate Marketing…

Từ nhiều nguồn đem lại bạn có thể thấy khi đạt được 1.000.000 lượt xem thì doanh thu đem về cũng không hề kém hấp dẫn so với thị trường nước ngoài.

3.4: Một Youtuber có thể kiếm được bao nhiêu tiền cho mỗi video

Số tiền mà một Youtuber có thể kiếm được cho mỗi video của mình còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như: lượt xem, số lượng quảng cáo, tỉ lệ click chuột…Các yếu tố này càng cao thì số tiền bạn kiếm được càng cao. Ví dụ 1.000.000 view thì bạn có thể kiếm được 30.000.000 VNĐ cứ thế mà nhân lên.

Nhưng bạn cần lưu ý rằng những con số này cũng chỉ là những con số được ước tính. Vì tùy vào mỗi quảng cáo sẽ có mức chi phí chi trả khác nhau, tỉ lệ click chuột vào video là nhiều hay ít và còn nhiều yếu tố khác.

3.5: Youtuber cần bao nhiêu lượt xem để được trả tiền

Trước khi bạn muốn nhận được tiền từ Youtube thì phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Có ít nhất 1.000 người subscribe
  • Trong vòng 12 tháng phải có được 4.000 giờ xem công khai hợp lệ
  • Ký và đồng ý các điều kiện và điều khoản
  • Được phê duyệt và xem xét

Hoàn thành đầy đủ các điều kiện trên bạn chính thức trở thành đối tác của Youtube và bắt đầu kiếm tiền thông qua quảng cáo.

Sẽ có 2 cách thực hiện kiếm tiền:

  • Thứ nhất: giá mỗi nghìn lượt xem (CPM). Cách này bạn sẽ kiếm tiền trên mỗi nghìn lượt xem tích lũy được từ khán giả.
  • Thứ hai: giá mỗi click chuột (CPC). Cách này sẽ giúp bạn kiếm tiền được trên số lượt click quảng cáo và số lượng quảng cáo chèn lên video của bạn

Lưu ý rằng Youtube chỉ cung cấp cho bạn 68% doanh thu khi hiển thị quảng cáo với Adsense.

3.6: (lưu ý mục này) 1 lượt like và 1 lượt đăng ký trên Youtube được bao nhiêu tiền?

Lượt like và lượt đăng ký sẽ không đem đến tiền cho bạn. Nó chỉ tăng mức độ tương tác và đem đến cho bạn nhiều khán giả trung thành mà thôi!

Đồng nghĩa với việc, kênh càng có nhiều lượt like, lượt đăng ký sẽ giúp cho khả năng kiếm tiền của bạn được cao hơn thông qua lượt xem, và khả năng chèn quảng cáo cũng sẽ được chú ý hơn.

Qua mục số 3, bạn hãy lên cho mình một kế hoạch thật hấp dẫn để lôi cuốn người xem từ đó sẽ thu hút được thật nhiều video quảng cáo và tăng tỉ lệ click chuột cho tài khoản của mình để thu về hàng chục đến hàng trăm triệu mỗi tháng nhé ^^

Tiếp theo là một phần cũng không thể nào bỏ lỡ, hãy dành ra khoảng 2 phút để giúp bản thân giàu rồi lại giàu hơn nữa nhé ^^

4.YOUTUBER KIẾM TIỀN BẰNG CÁCH NÀO KHÁC?

Sau đây là một số cách khác giúp Youtuber tăng gấp 10 lần phần thu nhập cho mình:

1.   Gắn link sản phẩm/dịch vụ

Bạn thường thấy cách này ở các video review sản phẩm/dịch vụ. Sau khi kết thúc nội dung, thì các Youtuber sẽ chỉ cho khán giả cách sở hữu các món đồ vừa được đề cập trong video bằng cách click vào link bên dưới phần mô tả để mua hàng. Từ đó sẽ kiếm thêm được một phần chiết khấu hoa hồng trên số lượng sản phẩm được mua từ khán giả.

2.   Trực tiếp quảng cáo sản phẩm

Đây chắc là một hình thức không còn xa lạ gì với bạn. Cách này đòi hỏi kênh phải có một lượng khán giả trung thành nhất định, tồn tại lâu năm và được rộng rãi mọi người biết đến. Khi đó, các thương hiệu sẽ liên hệ trực tiếp với bạn để hợp tác quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ của họ thông qua video đăng tải của bạn lên kênh Youtube.

3.   Tạo dựng sản phẩm độc quyền

Khi kênh của bạn đủ hot và có được một lượng khán giả trung thành thì việc tạo dựng cho mình một vài sản phẩm độc quyền (quần áo, nón,…) để bán cho khán giả thì cũng không còn là việc quá khó.

5.KHI NÀO ĐƯỢC TÍNH TIỀN QUẢNG CÁO TRÊN YOUTUBE 2021?

Số lượng xem quảng cáo có trả tiền: nếu video dùng làm quảng cáo để đăng lên Youtube, thì số lượt xem video cũng chính là số lượt xem quảng cáo. Do đó, các lượt xem quảng cáo này có trả tiền.

  • Quảng cáo video TrueView trong luồng: số lượt xem được trả tiền khi
  • Xem hết quảng cáo dài từ 11 đến 30 giây
  • Xem ít nhất 30 giây khi quảng cáo dài hơn 30 giây
  • Tương tác với quảng cáo
  • Quảng cáo khám phá video TrueView: số lượt xem được trả tiền khi có người nhấp vào quảng cáo, sau đó video bắt đầu phát.

6.CÁCH XEM DOANH THU YOUTUBE

Nếu không muốn doanh thu của bạn thất thoát, thì hãy nắm chắc lấy các thông tin sau đây!

Bạn có thể biết được video nào của mình đem lại nguồn tiền lớn nhất thông qua Thẻ doanh thu của Youtube Analytics.

Thông qua thẻ Doanh thu bạn còn có thể biết được loại doanh thu nào mang lại nguồn lợi nhuận cao nhất từ các cách kiếm tiền trên Youtube: quảng cáo, tiếp thị liên kết, Super Chat, Youtube Premium, tính năng hội viên, hàng hóa, FameBit.

Hướng dẫn xem các nguồn doanh thu hàng đầu:

6.1: Xem thu nhập ước tính/các nguồn thu nhập hàng đầu của bạn

Bước 1: Bạn hãy đăng nhập vào Youtube Studio

Bước 2: Nhìn bên phía cột tay trái, tìm “Số liệu phân tích”

 

Bước 3: Nhìn lên trên cùng, tìm “Doanh thu”

(Anh ơi, anh đăng nhập vào tài khoản anh, tìm và chụp lại chữ “Doanh Thu” giùm em nha, do em không có đăng video nên không có)

●     Doanh thu ước tính hằng tháng

Báo cáo của doanh thu này sẽ giúp bạn ước tính được thu nhập của mình trong quá trình hoạt động qua từng tháng.

●     Doanh thu giao dịch

Báo cáo doanh thu này giúp bạn biết thông tin tổng quan về thu nhập ước tính nhận được từ các gói hội viên và hàng hóa.

●     Video có doanh thu cao nhất

Báo cáo doanh thu này giúp bạn biết được video kiếm tiền nhiều nhất.

●     Nguồn doanh thu

Báo cáo này giúp biết được thông tin chi tiết về doanh thu ước tính của mỗi nguồn doanh thu.

●     Loại quảng cáo

Báo cáo này cho thấy tỷ lệ phần trăm doanh thu quảng cáo đến từ mỗi loại quảng cáo.

6.2: Xem thu nhập cuối cùng của bạn

(Anh ơi, mục này anh thao tác rồi chụp giúp em nha, em đnhap vào quài mà được)

Bước 1: Bạn hãy đăng nhập vào Adsense

Bước 2: Nhìn bên cột bên trái, tìm “Cài đặt” → “Thanh toán”

Bước 3: Bạn sẽ thấy được tổng thu nhập trong khung thời gian đã chọn và các giao dịch gần nhất

●     Giới thiệu về thu nhập cuối cùng

Từ ngày 10 đến ngày 14 thì số dư thu nhập cuối cùng của tháng trước sẽ được thêm vào tài khoản Adsense của bạn. Nếu như bạn không có khoản tạm ngưng thanh toán nào và số dư đã đạt đến mức thanh toán thì bạn sẽ được thanh toán trong tháng đó.

Lưu ý: bạn sẽ được chuyển thu nhập cuối cùng vào Adsense ở giữa tháng sau. Ví dụ: Thu nhập cộng dồn ở tháng 6 sẽ được chuyển vào giữa tháng 7.

●     Thu nhập ước tính so với thu nhập cuối cùng
  • Doanh thu ước tính chưa bao gồm doanh thu quảng cáo do đối tác bán hoặc đối tác phân phối
  • Khoản thanh toán cuối cùng và doanh thu ước tính trong Analytics có thể sẽ khác nhau sau khi điều chỉnh lần cuối và sẽ được chỉnh sửa vào cuối tháng để đảm bảo khác nhau
  • Bạn có thể liên hệ với người quản lý đối tác nếu có thắc mắc
●     Xử lý hoạt động không hợp lệ

Các hoạt động sau đây sẽ được xem là không hợp lệ và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu ước tính hiển thị trong Youtube Analytics của bạn:

  1. Những lượt xem quảng cáo hoặc hoạt động tương tác thường không thể hiện sự quan tâm hoặc ý định thực sự của người dùng
  2.  Sử dụng công cụ nhấp chuột tự động cho đến bot tạo lưu lượng truy cập
  3. Nhấp chuột không cố ý hoặc khuyến khích người khác xem quảng cáo trên kênh của bạn

Youtube sẽ chủ động điều tra và phát hiện ra các hoạt động không hợp lệ và xử lý bằng cách vẫn để quảng cáo hiển thị trên video nhưng số tiền doanh thu từ quảng cáo đó sẽ được hoàn lại cho nhà quảng cáo.

Vì khoản sử dụng các hoạt động này khá mất thời gian, nên bạn sẽ có thể thấy doanh thu ước tính dao động khi khoản thu nhập cuối cùng của bạn được xác nhận sau khi hết tháng.

Mục tiêu chính mà Youtube hướng tới là muốn bạn nhìn thấy doanh thu ước tính phải được đảm bảo chính xác và nhanh nhất có thể.

6.3: Các chỉ số cần biết

  • Thời lượng xem trung bình: số phút trung bình đã xem ước tính trên mỗi lượt xem cho các video và phạm vi ngày đã chọn.
  • Số lượt phát lại có thể kiếm tiền ước tính: một lượt phát lại có thể kiếm tiền là khi một người xem xem video của bạn (tức là một lượt xem) và được cho xem ít nhất một lần hiển thị quảng cáo, hoặc khi người xem bỏ xem trong thời gian quảng cáo đầu video mà chưa xem đến video của bạn (tức là một lần bỏ qua).
  • Giao dịch: số lượng giao dịch từ nội dung có tính phí hoặc Super Chat trong phạm vi ngày và khu vực đã chọn.
  • Số lượt xem: số lượt xem hợp lệ trên video và kênh của bạn
  • Thời gian xem (phút): thời lượng mà người xem đã xem video. Dữ liệu này cho biết người xem thực sự xem nội dung gì (khác với video mà họ nhấp vào rồi bỏ xem).
  • Doanh thu mỗi nghìn lượt xem: là số tiền kiếm được nguồn doanh thu tính trên mỗi nghìn lượt xem. RPM = ()x1000
  • Doanh thu quảng cáo ước tính: từ AdSense và DoubleClick trong phạm vi ngày và khu vực được chọn. Doanh thu này không bao gồm doanh thu từ quảng cáo do đối tác bán.
  • Doanh thu ước tính của bạn: tổng doanh thu ước tính (doanh thu ròng) từ tất cả các quảng cáo do Google bán và các giao dịch trong phạm vi ngày và khu vực đã chọn.
  • Doanh thu trên mỗi giao dịch của bạn: doanh thu ròng ước tính từ các giao dịch, chẳng hạn như nội dung trả phí và Super Chat, trừ đi mọi khoản tiền hoàn lại cho đối tác trong phạm vi ngày và khu vực đã chọn.
  • Doanh thu giao dịch của bạn: doanh thu ròng ước tính từ các giao dịch, chẳng hạn như nội dung trả phí và Super Chat, trừ đi mọi khoản tiền hoàn lại cho đối tác trong phạm vi ngày và khu vực đã chọn.
  • Doanh thu từ Youtube Premium của bạn: trong phạm vi ngày và khu vực đã chọn.

Tiếp theo là một phần buộc bạn phải nắm rõ từng chi tiết để chấp hành và tránh trường hợp bị phạt hành chính, thậm chí là ở tù luôn nhé!

7.KIẾM TIỀN TỪ YOUTUBE, FB, GOOGLE ĐÓNG THUẾ BAO NHIÊU % DOANH THU?

7.1: Thực trạng đóng thuế đối với thu nhập từ Youtube, Facebook, Google

Tại Việt Nam, kiếm một vài cái tên đã phải đóng thuế hàng chục tỷ đồng không phải là một điều quá khó:

Theo báo Tuổi Trẻ: cô gái 9X nộp thuế 23.4 tỷ đồng từ việc sáng tác các phần mềm trên Google Play và App Store. Hay một thanh niên tại Hà Nội tự nguyện nộp thuế với số tiền 18.1 tỷ đồng sau khi nhận được 260 tỷ đồng từ việc viết phần mềm.

Theo báo Thanh Niên: ở năm 2020, nhà sáng tạo YouTube nổi bật đứng đầu Top 10 tại Việt Nam thu về 3.35 – 53 tỷ đồng. Số thuế ước tính phải nộp là 3.7 tỷ đồng.

Tuy nhiên như báo Thanh Niên dẫn thông tin từ Tổng cục Thuế, dữ liệu các ngân hàng thương mại cung cấp. Tại Hà Nội có đến 18.304 cá nhân, tổ chức nhận được tiền từ Youtube, Facebook, Google là 1.462 tỷ đồng nhưng cục Thuế Hà Nội trong 3 năm liên tiếp từ 2017 đến 2019 chỉ mới xác định được 1.100 cá nhân/ 18.304, một số quá ít.

Hay thông tin từ Bộ TTTT, ở Việt Nam tính tới năm 2020 có 15.000 kênh bật nút kiếm tiền. Tuy nhiên, cơ quan Thuế chỉ nắm được khoảng 5.000 kênh dưới sự quản lý của công ty mạng của Youtube.

Có thể thấy được công tác quản lý các cá nhân/tổ chức hoạt động trên nền tảng mạng xã hội này vẫn chưa được chặt chẽ, thất thoát rất nhiều số tiền cần phải đóng theo đúng nghĩa vụ làm nghề.

7.2: Quy định về việc đóng thuế thu nhập từ Youtube, Facebook, Google tại Việt Nam

7.2.1: Nghĩa vụ kê khai thuế

Theo điểm c Khoản 5 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý thuế thì:

-Đối với các cá nhân ký hợp đồng với những công ty đối tác của Google, Facebook… tại Việt Nam sẽ không tự kê khai thuế như trước đây mà tổ chức sẽ kê khai và nộp thay.

-Đối với cá nhân trong nước nhận tiền trực tiếp từ Google, Facebook… thì cá nhân có nghĩa vụ tự khai thuế.

-Đối với doanh nghiệp có doanh thu từ Google, Facebook… thì khai thuế theo quy định về thuế TNDN

7.2.2: Thuế suất thuế thu nhập từ Youtube, Facebook, Google

– Đối với doanh nghiệp: theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 và Điều 8 Luật thuế GTGT 2008

+Khi doanh nghiệp nhận được doanh thu từ các nền tảng thì phải kê khai và đóng thuế TNDN và thuế GTGT với mức thuế TNDN là 20% (Tổng doanh thu- chi phí) và 10% thuế GTGT

– Đối với cá nhân có thu nhập từ Youtube, Facebook, Google: Theo quy định tại Điều 1  và phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính

+Các cá nhân có thu nhập từ Google, Facebook, Youtube…dưới 100 triệu/năm thì không phải nộp thuế TNCN, thuế GTGT.

+Các cá nhân có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm thì phải nộp thuế với mức thuế suất 5% thuế GTGT/Doanh thu tính thuế và 2% thuế TNCN/Doanh thu tính thuế.

Trong đó doanh thu tính thuế là số tiền nhận trực tiếp từ Youtube hoặc số tiền nhận từ đối tác là các mạng đa kênh (đối tác của Youtube tại Việt Nam) mà không được trừ chi phí trước khi tính thuế do không phải là doanh nghiệp.

7.2.3: Chính sách thuế mới của Youtube đối với Youtuber bên ngoài nước Mỹ

Trong khoảng thời gian sắp tới, Google cơ quan chủ quản của Youtube đã có thông báo về việc khấu trừ và đánh thuế thu nhập cho các Youtuber không sống tại Mỹ. Cụ thể:

  • Đối với những Youtuber không sống ở nước Mỹ, nếu khai báo thông tin thuế trước ngày 31/5/2021, họ sẽ chỉ chịu mức thuế 30% cho các doanh thu đến từ người xem tại Mỹ.
  • Đối với những Youtuber không sống ở nước Mỹ, nếu không nộp khai báo thuế, Youtuber sẽ bị đánh thuế 24% đối với doanh thu đến từ người xem ở mọi quốc gia.

Với chính sách mới này, thì một câu hỏi được đặt ra ngay từ các Youtuber “Liệu thu nhập có bị ảnh hưởng nhiều hay không?”. Để trả lời cho câu hỏi này thì bạn cần phải nắm rõ một số quy định sau đây:

Như vừa đề cập, theo luật pháp Việt Nam cá nhân sẽ bị đóng thuế bao gồm 5% thuế GTGT và 2% thuế TNCN, tổng sẽ là 7%.

Còn theo quy định của Mỹ sắp tới thì sẽ chịu thuế ở mức 30% cho các doanh thu đến từ người xem Mỹ.

Vậy câu hỏi tiếp theo rằng: “Vậy sẽ phải chịu nộp thuế 2 lần?”

Theo Khoản 3 Điều 1 của Hiệp định về chống đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thì:

  • Đối với Việt Nam: người Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam có thu nhập tại Mỹ khi đã đóng thuế cho Mỹ thì về Việt Nam sẽ không phải đóng thuế cho Việt Nam.
  • Đối với Mỹ: chỉ có nhà đầu tư, quỹ đầu tư Mỹ khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam và có thu nhập, khi đã đóng thuế ở Việt Nam rồi thì sẽ không đóng thuế cho nước Mỹ.

Như vậy, thu nhập của Youtuber sẽ bị ảnh hưởng tương đối lớn. Thay vì chỉ đóng 7% bây giờ phải đóng tận 30% cho khấu trừ doanh thu từ lượt người xem ở Mỹ.

Đây sẽ là tổng kết khoản thuế bạn sẽ phải đóng trong thời gian tới:

  • 30% thuế với lượt người xem ở Mỹ
  • 7% cho các khoản thu nhập còn lại

Trong thời gian tới với chính sách này sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến các Youtuber tại Việt Nam. Buộc họ phải có sự đổi mới trong chiến lược hoạt động, cũng như đòi hỏi sự đột phá hơn nữa để có thể kiếm sống trên nền tảng mạng xã hội này.

7.2.4: Chậm nộp, trốn thuế xử phạt ra sao?

Chậm nộp thuế

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 130/2016/TT-BTC:

– Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh từ ngày 01/7/2016 thì tiền chậm nộp được tính theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

– Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh trước ngày 01/7/2016 nhưng sau ngày 01/7/2016 vẫn chưa nộp thì tính như sau:

+ Trước ngày 01/01/2015 tính phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo quy định tại Luật quản lý thuế 2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế 2012 (số ngày chậm nộp < 90 ngày là 0.05%, từ ngày 91 trở đi là 0.07%/ngày).

+ Từ ngày 01/01/2015 tính tiền chậm nộp theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 2014 (0,05%/ngày).

+Từ ngày 01/7/2016 tính tiền chậm nộp theo mức 0,03%/ngày.

Cách tính tiền nộp chậm

Tiền chậm nộp tiền thuế = mức tiền chậm nộp × số tiền thuế chậm nộp × số ngày chậm nộp.

Ví dụ: trước ngày 1/1/2015 mức phạt chậm nộp tiền thuế như sau:

+ Nếu số ngày chậm nộp < 90 ngày:

Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp X 0.05% X Số ngày chậm nộp

+ Nếu số ngày chậm nộp > 90 ngày:

Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp X 0.07% X (Tổng số ngày chậm nộp – 90)

Trốn thuế

Trách nhiệm hành chính khi trốn thuế

Theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn, cụ thể tại Điểm b Khoản 1 Điều 7 và Điểm d Khoản 1 Điều 138 Luật quản lý thuế 2019 thì số tiền phạt với hành vi trốn thuế là từ 1 – 3 lần số tiền thuế trốn đóng. Cụ thể mức phạt được quy định tại Điều 17 của Nghị định. Ngoài ra người trốn thuế buộc phải đóng đủ số tiền thuế theo quy định.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì với hành vi cố tình khai sai thu nhập với mục đích số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn thì phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định. Và buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

Trách nhiệm hình sự khi trốn thuế

Theo quy định tại Điều 200 của BLHS 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017. Hành vi trốn thuế được chia thành 02 trường hợp:

– Với số tiền trốn thuế từ 100 – dưới 300 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 100 – 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

– Nếu số tiền trốn thuế dưới 100 triệu đồng, nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về các tội được quy định tại các điều 88, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311, chưa được xóa án tích thì cũng bị phạt tù tiền từ 100 – 500 triệu hoặc từ 03 tháng đến 1 năm.

Tùy vào mức độ vi phạm để xác định định khung tăng nặng, người thực hiện hành vi trốn thuế có thể nhận án phạt lên đến 07 năm tù.

7.3: Quy định về việc đóng thuế thu nhập từ Youtube tại một số nước

Các khoản thuế mà Youtuber tại Đức phải đóng:

  • Thuế GTGT
  • Thuế TNCN, nếu tổng thu nhập 1 năm hơn 9.000 EURO
  • Thuế Thương mại, với trường hợp video bạn có yếu tố thương mại

Tại India, thì mọi hoạt động trên Youtube dù lớn hay nhỏ đều phải khai báo và nộp thuế. Và phải kê khai dưới dạng hoạt động kinh doanh, nghề nghiệp hoặc các khoản thu nhập khác tùy vào cá nhân đó có mục đích xem hoạt động này như thế nào.

Tại Anh, thì Youtuber phải đóng thuế TNCN nếu như tổng thu nhập 1 năm hơn 12.500 Pound và phải kê khai dưới dạng tự kinh doanh.

Còn như ở Hàn Quốc, Hà Lan…và một số nước khác buộc cá nhân khi kiếm tiền trên Youtube phải đăng ký sổ an ninh xã hội. Vì như thế, sẽ dễ dàng kiểm soát được nguồn thu nhập.

8.NGHỆ THUẬT ĐẶT THỜI LƯỢNG VÀ CHỌN CHỦ ĐỀ ĐỂ NHẬN ĐƯỢC SỐ TIỀN “KHỦNG” TỪ YOUTUBE?

Việc chọn thời lượng và chủ đề cho video cũng là một chuyện cần phải tính toán thật kỹ để thu hút được thật nhiều quảng cáo đặt lên video của mình.

Khác nhau về thời lượng cũng sẽ khác nhau về số tiền được thanh toán từ việc chèn quảng cáo, thời lượng càng dài thì các video quảng cáo cũng sẽ được chèn nhiều hơn.

Nhưng cũng không có nghĩa rằng, 2 video có cùng thời lượng sẽ cùng được chèn số lượng quảng cáo như nhau. Điều này sẽ phụ thuộc thêm vào yếu tố chủ đề.

Bạn nên chọn những chủ đề thường được các đối tác kinh doanh lựa chọn để quảng cáo. Ví dụ: chủ đề review mỹ phẩm sẽ được các đối tác kinh doanh mỹ phẩm lựa chọn, chủ đề về thời trang thì sẽ được các đối tác kinh doanh về thời trang lựa chọn…

Tóm lại, bạn nên chọn những chủ đề nào mà những sản phẩm tương tự trong chủ đề đó đang được diễn ra sôi nổi bên ngoài thị trường thì tỷ lệ “chọn mặt gửi vàng” sẽ cao hơn nhé!

9.MỘT SỐ LƯU Ý CỰC KỲ QUAN TRỌNG KHI PHÁT TRIỂN KÊNH

1.Trao đổi view, subscribe chéo

Đây là một cách rất dễ để thực hiện, bạn có thể vào xem video của kênh khác sau đó để lại link video của mình. Hoặc có thể tham gia vào các nhóm rồi kêu gọi trao đổi view, trao đổi subscribe chéo cho nhau.

2. Mua view và subscribe

Cách này chỉ nên dành cho những Youtuber chuyên nghiệp, ưu điểm đem đến lượt view và subscribe vượt trội.

3.Lưu ý

Nếu bạn muốn hoạt động Youtuber lâu dài thì đây không phải là cách hay, khả năng cao tới 99% kênh sẽ bị tắt tính năng kiếm tiền vì Youtube có thể điều tra ra cách thức gian lận này của bạn.

10.CÁC GIẢI THƯỞNG YOUTUBE DÀNH CHO CREATOR

Bên cạnh nguồn thu nhập hấp dẫn thì Youtube còn có các giải thưởng thú vị về mặt tinh thần, đồng thời cũng là lời tri ân giúp cho Youtuber có thêm động lực sáng tạo, cố gắng và không ngừng phát triển trong quá trình hoạt động.

Cụ thể, 2 giải thưởng giá trị mà Youtube đem đến cho các Youtuber là nút Bạc và nút Vàng:

Nút vàng: kênh của bạn phải cần đạt được 1.000.000 lượt Subscribe

Nút bạc: ít hơn nút vàng, nút bạc chỉ cần đạt được 10.000 lượt Subscribe

Cuối cùng, nếu như bạn là một người đam mê kiếm tiền muốn có được vài chục triệu, thậm chí là vài trăm triệu từ Youtube thì không thể nào bỏ qua mục cuối cùng này nhé!

11.CÁCH KIẾM KHỦNG TIỀN TRÊN YOUTUBE

  • Xác định rõ đối tượng mục tiêu mà bạn muốn hướng tới, cập nhật liên tục các chủ đề hot mà khán giả mong chờ.
  • Đăng bài thường xuyên vào các khung giờ cố định sẽ giúp khán giả có thể định vị được khung giờ hoạt động của kênh và dễ dàng tiếp cận.
  • Đầu tư các thiết bị phù hợp giúp cho chất lượng video được đảm bảo tới khán giả.
  • Edit video thật thu hút và sống động, tránh các nội dung lang mang gây sự nhàm chán.
  • Tích cực đọc và tiếp thu các ý kiến của khán giả để có thể hoàn thiện trong quá trình hoạt động.

12. 4 YOUTUBER KIẾM TIỀN NHIỀU NHẤT TẠI VIỆT NAM

Dưới đây sẽ là 4 cái tên tiêu biểu cho khả năng kiếm tiền khủng tại Việt Nam.

Sơn Tùng MTP

Một cái tên đã quá quen thuộc với giới trẻ trong và ngoài nước, chàng trai gốc Thái Bình này sở hữu hàng loạt các bài hit như: cơn mưa ngang qua, chúng ta của hiện tại, lạc trôi…đã đem về cho kênh mình một lượng view và subscribe đáng nể.

Với sự đầu tư chỉnh chu về mặt nội dung, hình ảnh…đã giúp chàng trai này nhận được một sự quan tâm không hề nhỏ từ khán giả. Tính đến thời điểm hiện tại thì kênh đã được hơn 8.000.000 lượt đăng ký.

 

Nhờ đó mà số tiền quảng cáo anh nhận được qua mỗi năm là một con số được rất nhiều Youtuber khác ao ước, ước tính số tiền anh nhận được là từ 2 tỷ đến 35 tỷ đồng.

Vanh Leg

Anh được xem là một Youtuber kì cựu, với hơn 11 năm hoạt động cùng tài lẻ chế nhạc của mình đã được đông đảo khán giả tặng cho một danh xưng hết sức vinh dự là “Ông hoàng nhạc chế”.

Những video của anh mang đậm dấu ấn, với lối hài hước vui nhộn qua từng câu từ, nội dung đã đem về cho anh hơn hàng triệu view cho mỗi video. Và đến thời điểm hiện tại thì kênh Vanh Leg đã được hơn 6.000.000 người đăng ký.

Theo như thống kê, thì số tiền ít nhất anh nhận được từ Youtube là 500.000.000 VNĐ và cao nhất là con số 1.000.000.000 VNĐ.

NTN Vlogs

NTN Vlogs tên thật là Nguyễn Thành Nam, chàng trai sinh năm 1994 là người đầu tiên tại Việt Nam dành về cho mình 4 nút vàng từ Youtube.

Nội dung các video anh làm theo chủ đề trò đùa, thử thách cực xàm, và chắc hẳn anh đang đi theo chiều hướng này để thu hút khán giả. Càng xàm thì càng được khán giả săn đón và từ đó đem đến cho anh không ít tiền quảng cáo. Con số doanh thu anh đem về mỗi năm lên đến 30 tỷ đồng.

Cris Devil Gamer

Tên của kênh được anh đặt chắc hẳn cũng đã nói lên được một phần các nội dung video mà anh hướng đến. Anh là một Youtuber cực kì nổi tiếng (xếp hạng thứ 8 trong các kênh về game) trong lĩnh vực livestream về game tại Việt Nam.

Với lối bình luận hài hước, vui vẻ cộng với vẻ ngoài điển trai của mình đã thu hút không ít lượng khán giả hâm mộ. Kênh của anh hiện nay đã gần 10 triệu lượt đăng ký.

Ngày đầu tiên hoạt động anh quyết định chỉ bỏ chi phí 1 triệu động để xây dựng kênh của mình. Tuy là số vốn bỏ ra cực ít nhưng nhờ lấy sự bài bản, duyên dáng của bản thân đã đem về doanh thu mỗi năm từ vài tỷ đồng cho đến vài chục tỷ đồng.

13.HỎI ĐÁP

12.1: Mua view có được tính tiền không?

Tiền sẽ được tính khi người xem nhấp vào quảng cáo vì thế khi mua view gần như bạn sẽ không được tính tiền.

12.2: Làm sao để có nhiều lượt xem trên Youtube

Sau đây là một số cách giúp bạn có thật nhiều lượt view:

  • Mua view cho video
  • Đặt tên cho video gây sự tò mò
  • Chia sẻ lên các nền tảng mạng xã hội khác
  • SEO
  • …v.v

14.KẾT LUẬN

Bài viết đã trả lời tất tần tật các câu hỏi mà bạn đang thắc mắc khi muốn bắt đầu hoạt động trên con đường làm một Youtuber chuyên nghiệp. Hãy đọc thật kỹ và lên cho mình một chiến lược làm việc rõ ràng để thu về một nguồn thu nhập “khủng” nha!

Chúc các bạn thành công!

Đánh giá post

Các kênh thông tin của chúng tôi

Disclaimer: Thông tin trong bài viết không phải là lời khuyên đầu tư từ Coin98 Insights. Hoạt động đầu tư tiền mã hóa chưa được pháp luật một số nước công nhận và bảo vệ. Các loại tiền số luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính.

Trả lời

You cannot copy content of this page

Bạn muốn đọc tin riêng tư, hay hơn?
Đăng ký danh sách email của chúng tôi, chúng tôi sẽ gởi thêm tin theo xu hướng mới!
Cập nhật kiến thức và thông tin mới nhất về Affiliate & Tip kiếm tiền online hiệu quả .

PS: Cam kết bảo mật thông tin, không spam

Đăng ký bản tin

Không, cảm ơn, tôi không muốn đọc thêm tin

TẶNG BẠN EBOOK HƯỚNG DẪN LÀM AFFILIATE - KIẾM TIỀN ONLINE TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO

Học cách làm thế nào kiếm $ từ số vốn 0 đồng với affiliate 

Những người muốn làm tiếp thị liên kết chuyên nghiệp
đều phải đọc bài viết này !. 

Không, cảm ơn tôi không muốn kiếm $ từ Internet. Thông tin bảo mật, cam kết không spam. Vui lòng không spam, Các email spam sẽ bị xử lý và lọc ra!
Contact Me on Zalo