Sitemap là một phần không thể thiếu giúp hệ thống website thêm hoàn thiện và phát triển. Việc hiểu rõ về Sitemap sẽ giúp bạn dễ dàng nắm bắt, vận dụng và giúp cải thiện thứ hạng của website, giúp doanh nghiệp kết nối gần hơn với khách hàng. Từ đó tăng lượng tương tác và phát triển kinh doanh, tăng doanh thu cho các hoạt động mua bán, cung cấp dịch vụ trực tuyến.
Sitemap là gì?
Sitemap là sơ đồ của một website
Sitemap là gì hay Sitemap.xml là gì là thắc mắc hàng đầu của bất cứ ai khi nghe thấy cái tên này. Đây là một khái niệm rất dễ hiểu nếu bạn biết cách tách từ như sau:
- Site: tức là Website.
- Map: Nghĩa là bản đồ, sơ đồ.
Như vậy, Sitemap có thể hiểu một cách đơn giản nhất là bản đồ của một trang web nào đó. Trong bản đồ này sẽ chứa rất nhiều liên kết, đường dẫn hay URL của web đó. Trong mỗi đường dẫn có thể chứa một kho dữ liệu vô cùng lớn, giúp trang web được tìm kiếm dễ dàng hơn.
Ngoài sitemap.xml hay XML Sitemap, Sitemap còn có thể một loại là HTML Sitemap. Nếu XML Sitemap được tạo ra nhằm mục đích tạo nên cấu trúc của trang web thì HTML Sitemap giúp người đọc nhìn thấy cấu trúc này một cách chi tiết và rõ ràng nhất.
Vai trò của Sitemap đối với website
Sitemap là công cụ hỗ trợ đắc lực cho SEO
Sitemap có vai trò quan trọng đối với mỗi một trang web. Người ta còn gọi Sitemap với cái tên XML SEO Sitemap. Sở dĩ có cái tên này là do Sitemap là một trong những thông tin ảnh hưởng rất lớn đến khả năng SEO của các trang web. Khi một trang web có càng nhiều Sitemap thì khả năng SEO của trang đó càng cao. Từ đó, trang web sẽ dễ dàng lọt vào những thứ hạng cao, giúp lượng tương tác tăng lên đáng kể.
Sitemap là thông tin quan trọng giúp Google đánh giá được mức độ ưu tiên của website. Nhờ có Sitemap, các thông tin cập nhập cũng như tần suất cập nhật của website sẽ được các công cụ tìm kiếm nắm bắt bởi vì bất cứ thay đổi nào trên website đều được Sitemap lưu lại. Khi có những tìm kiếm liên quan trên các công cụ tìm kiếm này, bài viết của website sẽ được ưu tiên hơn.
Việc khai báo Sitemap cho Google thực sự rất cần thiết. Google hay các hệ thống tìm kiếm đều đánh giá rất cao các trang web có nhiều Sitemap. Khi Sitemap được khai báo, các công cụ, hệ thống tìm kiếm sẽ nắm bắt các thông tin và đường dẫn để điều hướng truy cập website. Từ đó, website và những người cần tìm kiếm thông tin sẽ tiếp cận với nhau dễ dàng hơn, giúp chiến lược SEO thêm thành công.
Hướng dẫn chi tiết cách tạo Sitemap
Tạo và khai báo Sitemap cho Google
Cách tạo Sitemap hiện nay rất nhiều bởi vai trò mà Sitemap trong chiến lược SEO được đánh giá rất cao. Không ít phần mềm tạo Sitemap ra đời và được ứng dụng. Tuy nhiên, một cách mà các SEOer sử dụng phổ biến nhất hiện nay là tạo Sitemap trực tiếp ngay trên internet. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn các bước để tạo Sitemap thông qua Internet.
- Bước 1: Truy cập vào trang chủ XML-Sitemaps.com với link: https://www.xml-sitemaps.com.
- Bước 2: Nhập URL trang web của bạn (trang web cần tạo Sitemap) và nhấn [KHỞI ĐẦU]. Sau đó, XML-Sitemaps.com sẽ tiến hành thu thập các thông tin dữ liệu của trang web mà bạn cung cấp. Khi quá trình chạy kết thúc, bạn sẽ nhận được một loạt File Sitemap. Trang web càng nhiều File Sitemap hay càng phức tạp thì quá trình chạy sẽ càng kéo dài.
- Bước 3: Tải File Sitemap về máy. Trong số rất nhiều File mà XML-Sitemaps.com cung cấp chỉ có 4 file mà bạn cần tải về là: sitemap.xml, ror.xml, sitemap.html, urllist.txt.
- Bước 4: Kiểm tra thông số Priority cho các URL của xml bằng Notepad ++ . Thông số này giao động từ 0.10 đến 1.0. Thông số càng cao thì URL càng quan trọng.
- Bước 5: Upload XML lên root và vào Google Webmaster Tools hay Google Webmaster Console để cập nhật Sitemap.
Những lưu ý quan trọng khi tạo sitemap
Khi tạo Sitemap, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Mỗi Sitemap có thể chứa tối đa lên đến 50.000 URL với dung lượng tối đa khi giải nén đạt 50MB.
- Cần chia nhỏ Sitemap giúp việc tải và phân tích dữ liệu của Google diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn cũng như giúp việc tìm kiếm thông tin được tối ưu nhất.
Chia nhỏ Sitemap để phân tích dữ liệu nhanh và dễ dàng hơn
- Định dạng của URL trong Sitemap phải tương tự như URL chính của trang web.
- Cần thiết để thiết lập một tập tin chỉ mục Sitemap nếu trang web của bạn có nhiều sơ đồ để dễ dàng quản lý.
- URL của Sitemap cần được mã hóa thông qua phương thức UTF8 và cần phù hợp với máy chủ web để dễ đọc và không được chứa ID.
- Tùy theo nội dung để tạo nên các Sitemap nhỏ cho trang web như: hình ảnh, bài viết, video,…, giúp việc tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn cũng như dễ quan sát sơ đồ của trang web hơn.
Đến đây, bạn đã hiểu rõ hơn về Sitemap rồi phải không? Sitemap thực sự rất quan trọng và hữu ích, đây cũng là công cụ hỗ trợ SEO tuyệt vời cho website của bạn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết ít nhiều kiến thức, giúp bạn hiểu và vận dụng Sitemap tốt hơn, từ đó góp phần vào sự thành công cho chiến dịch SEO web của bạn.
>>> Xem thêm: