Khi hoạt động trên internet, bạn thường nghe đến khái niệm SEO và seo audit là một khái niệm nâng cao trong SEO, vậy seo audit là gì? Hãy cùng web affiliate tìm hiểu nhé!
SEO Audit là gì?
Seo audit là quá trình phân tích, xem xét, đánh giá hiệu suất SEO trên toàn bộ trang web cũng như các trang cụ thể. Seo audit giúp bạn chuẩn đoán những căn bệnh đang kìm hàm website của bạn trong mắt Google mà bạn không hề biết.
Mục đích của quá trình audit là xác định càng nhiều vấn đề cơ bản ảnh hưởng đến hiệu suất SEO càng tốt. Seo audit sẽ tiết lộ:
- Vấn đề kỹ thuật SEO đang tồn tại trên website
- Vấn đề cấu trúc trang web
- Các vấn đề SEO Onpage
- Các vấn đề SEO Offpage
- Vấn đề về trải nghiệm người dùng
- Hiểu biết cạnh tranh trong thị trường
Công đoạn SEO audit phù hợp, cần thiết thực hiện định kì đối với những website tương đối lớn, còn website nhỏ không cần thực hiện thường xuyên vì sẽ mất thời gian. Seo audit thường được thực hiện khi bạn mới bắt đầu dự án, thực hiện theo định kì hàng quí đối với web lớn, hoặc khi website của bạn có hiện tượng xấu, traffic, thứ hạng từ khóa giảm đáng kể, .
Một số lưu ý khi SEO Audit
Nên:
- Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn phải thực hiện audit toàn diện. Nó sẽ bao gồm cả các thành phần cấu trúc website và nội dung ảnh hưởng đến khả năng hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của web bạn.
- Cần có một con đường rõ ràng để hoàn thành công đoạn seo audit; ưu tiên công việc quan trọng trước và nỗ lực làm hết các khuyến nghị.
Không nên:
- Seo audit không nên vội vàng. Nó chỉ đơn giản là mất thời gian để khám phá nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của web bạn. Tùy thuộc vào kích thước của trang web của bạn, một công đoạn seo audit có thể mất từ 2-6 tuần để hoàn thành. Do vậy, siêng năng, kiên nhẫn là 2 tố chất cần thiết khi thực hiện các thay đổi trong quá trình audit và một SEOer phải tiến hành điều tra kỹ lưỡng để đưa ra các khuyến nghị chính xác, mang lại hiệu quả cho website.
- SEO audit không nên làm đối với những web mới thành lập và những web nhỏ vì chỉ nó chỉ làm mất thời gian.
Bạn cần gì trong và sau khi SEO Audit
Như đã đề cập ở trên, một công đoạn Seo audit có thể mất từ 2 đến 6 tuần. Trong thời gian này, một chuyên gia SEO đang phân tích và phát hiện ra các cơ hội, tiềm năng phát triển SEO web của bạn. Tuy nhiên, bạn nên đặt ra những mục tiêu và kế hoạch trong một tuần và cuối tuần ngồi đánh giá lại nó để mang hiệu quả cao nhất cho cả quá trình Seo audit.
Sau khi hoàn thành công đoạn SEO audit, nếu bạn làm Seo theo nhóm, Seo leader sẽ mời các thành viên trong nhóm để bàn về các vấn đề hiện có của website, sau đó các thành viên sẽ thống nhất các đề xuất, khuyến nghị sửa chữa cho từng vấn đề. Ngoài ra, bạn sẽ nhận được một phân tích toàn diện về sức khỏe của web bạn.
Seo audit sẽ phân tích những yếu tố gì của website
Technical Audit
- Phân tích các chỉ số về mặt kỹ thuật.
- Phân tích và sửa các lỗi 3xx, 4xx trên website.
- Các lỗi liên quan đến chuyển hướng 301, chuyển hướng hai lần: Redirects chains
- Tốc độ tải trang google pagespeed
- Cấu trúc URL
- Robots.txt
- Sơ đồ trang web XML
- Thẻ Canonical
- Duplication
- Khả năng thu thập dữ liệu
- Phân tích ngoài trang (off-page)
- Phân tích SEO mobile: web đã thân thiện trên di động hay chưa.
On-Page Audit
- Cấu trúc trang web và nội dung trên trang
- Nghiên cứu từ khóa
- Phân tích bài viết trùng lắp trên web
- Lỗi liên quan đến keyword cannibalization (nhiều hơn 2 bài cùng SEO cho một từ khóa trên website)
- Phân tích lỗi liên quan đên thẻ meta (thẻ title, thẻ meta description, thẻ h1, h2)
- Dữ liệu có cấu trúc Shema
- Trải nghiệm của người dùng (UX)
- Hình ảnh và video
- Liên kết nội bộ.
Trên đây là một số tiêu chí cơ bản trong quá trình seo audit, tất nhiên sẽ còn rẩt nhiều tiêu chí nâng cao khác!
Sau khi phân tích các tiêu chí trên, một SEOer có nhiệm vụ đưa ra các khuyến nghị để khắc phục, sắp xếp chúng theo mức độ ưu tiên, yếu tố nào ảnh hưởng lớn đến hiệu suất SEO của website thì ưu tiên giải quyết trước.
Thực hành Seo Audit khía cạnh Technical.
Technical Audit Checklist
1/ Tốc độ website hiện tại có nhanh không?
Tiêu chuẩn: Tổng thời gian load web dưới 3s, hoặc trên 80 điểm Google Pagespeed Insight
>> Xem thêm: Cách tối ưu tốc độ tải trang web.
2/ Website của bạn có thân thiện trên thiết bị di động hay không?
3/ Chuyển tất cả 302 redirect sang 301 redirect (nếu có)?
Phát hiện website của bạn có 302 redirect hay không bằng công cụ screaming frog.
4/ Fix tất cả redirect chains?
Redirect chains là redirect 2 lần, ví dụ bạn đã redirect từ trang A sang trang B, nhưng bạn lại redirect tiếp trang B sang trang C, thay vì vậy bạn hãy redirect thằng từ A sang C. Phát hiện redirect chains bằng cách screaming frog => Report => Redirect Chains.
4/ Website của bạn đã có https chưa?
5/ www có redirect với không có www không?
6/ http có redirect với https có không
7/ robots.txt có chặn google bot không?
8/ website của bạn có site map không?
9/ website của bạn có robots.txt chưa?
10/ Trang web của bạn đã sửa hết trang 404?
Lỗi 404 là lỗi nặng khiến website của bạn bị kìm hãm, vì vậy hãy đảm bảo trang web của bạn không có trang nào có lỗi này. Có 2 cách sữa:
- Redirect trang 404 sang một trang mới
- Xóa trang 404 khỏi Google Index.
Cách phát hiện những trang bị lỗi 404: Screaming frog => Respone Code=> Client Error (4xx). Ở hình dưới 0,00%, tức là website của mình đã fix hết lỗi 404 rồi!
Kiếm tra bằng cách cài addon SEO Quake => DIAGNOSIS
11/ Web của bạn có bị trùng thẻ heading 1 & heading 2?
Việc trùng thẻ h1, h2, đặc biệt là h1 giữa các bài viết khiến Google khó nhận biết đâu là bài chính bạn muốn SEO lên top, khi đó nó sẽ kìm hãm cả 2 trang trùng thẻ h1. Vì thế bạn nên kiểm tra xem có những trang nào trên website của bạn bị lỗi này để tìm hướng khắc phục.
Cách kiểm tra rất đơn giản:
Screaming frog => Tìm đến mục H1 (H2, Meta description) => Xem mục duplicate và sửa làm cho nó còn 0,00 % là chuẩn SEO.
12/ Các thẻ alt ảnh trên website Google có hiểu nó chưa?
Việc đặt tên alt giúp google hiểu nội dung hình ảnh bạn muốn nói gì, hãy kiểm tra xem nhưng hình ảnh bạn cần xem Google đã hiểu hiểu dung của ảnh đó chưa.
Cách kiểm tra rất đơn giản: Screaming frog => Images => Xem mục Missing alt Text
13/ Các hình ảnh của bạn có > 100 kb?
Nếu một trang web cân SEO có quá nhiều Hình ảnh > 100kb sẽ làm giảm tốc độ tải trang ảnh hưởng đến thứ hạng của trang đó.
Cách kiểm tra rất đơn giản: Screaming frog => Images => Over 100kb.
14/ Các url trên website có ngắn gọn, đơn giản không?
Việc đặt cấu trúc url ngắn gọn giúp Google dễ dàng hiểu được nội dụng bạn muốn nói đến hơn, dễ dàng lên top hơn!
Cách kiểm tra url rất đơn giản: Screaming frog => URL => Over 115 Characters.
15/ Các url trên website có ngắn gọn, đơn giản không?
………………………………………………………………………………..
Hướng dẫn Seo Audit khía cạnh Content.
Xử lí content không giá trị, kém chất lượng
Vì sao phải xử lí content không giá trị, kém chất lượng?
Một website được Google đánh giá cao khi website đó có nhiều bài viết hay có giá trị thực sự cho người dùng.
Bài viết rác là những bài viết không mang lại giá trị thực sự, bạn viết để SEO chứ không vì mục đích phục vụ đúng nhu cầu của người sử dụng Google Search.
Khi website bạn tồn tại những bài viết rác, bài viết không có giá trị dạng này thì nó sẽ làm giảm sức mạnh của những bài viết chính bạn cần SEO lên top, vì những bài viết có giá trị đang phải “gồng gánh” những bài viết rác vì chia sẻ Domain Authority (sự uy tín tổng thể của website). Bạn cứ hình dung như này: Điểm Domain Authority của website là 30, nếu web có 30 bài viết thì nó chia ra mỗi bài 1 điểm, nếu web có 15 bài viết thì mỗi bài sẽ được 2 điểm, từ đó website có ít bài viết mà bài viết chất lượng sẽ dễ dàng rank top hơn so với website có nhiều bài viết rác.
Việc xóa bớt những bài viết rác, hoặc bổ sung nội dung để nó trở nên có giá trị hơn sẽ thúc đẩy SEO tổng thể cho website.
Một số dạng content kém chất lượng
- Trang danh mục của wordpress, trang thẻ tags, trang Author…
- Những bài viết lỗi thời, dạng báo chí, có thể hot ở quá khứ nhưng hiện tại thì không.
- Content mỏng, ít chữ (thin content)
- Content bị trùng lắp (duplicate content).
- Content không có traffic vào.
Lợi ích sau khi xử lí content kém chất lượng
- Tập trung sực mạnh vào những trang chính cần SEO lên top.
- Tránh lãng phí Crawl Budget (ngân sách cào), giúp cải thiện tốc độ index, cập nhật và ranking của Google đối với website của bạn.
- Hạn chế xay ra trường hợp keyword trùng lắp giữa các bài viết, 3,4 bài cùng SEO cho một từ khóa duy nhất.
- Giúp tạo niềm tin cho người dùng vì họ sẽ dễ dàng tìm kiếm những nội dụng chất lượng hơn.
- Giúp webmaster dễ dàng quản lí nội dụng hơn.
Hành động:
- Xử lí noindex các trang danh mục của wordpress, trang thẻ tags, trang Author… bằng Yoast SEO, nếu bạn có ý định SEO những trang này lên Top thì không cần làm bước này!
- Cách phát hiện Content mỏng, ít chữ (thin content): Đầu tiền tải và cài đặt phần mềm screaming frog, bỏ url và tiến hành crawl như hình bên dưới.
Sau khi export, bạn tải mở file excel lên và dựa vào cột word count để biết bài viết nào là thin content trên website, dưới 600 từ được xem là thin content. Nhưng bạn lưu ý mục word count trong screaming frog là nó đếm bằng mã html nên dưới 1000 chữ là thin content.
Xử lý thin content: Tùy vào mỗi trường hợp mà sẽ áp dụng cách xử lí khác nhau: Gỡ internal link và xóa page, Viết bổ sung content, Gộp vào các bài viết khác liên quan.
- Cách phát hiện duplicate content: sau khi crawl 100 % bạn dựa vào phần mục page title, h1. h2. meta description tìm đến mục duplicate để biết những bài viết nào đang bị trùng lắp với nhau. Trong hình bên dưới 0,00% tức là trên website của mình không có content bị trung lắp page title.
- Cách phát hiện Content không có, hoặc ít traffic sử dụng Google anlytics. Các bạn cũng có thể sử dụng Google Search Console để thay thế.
– Bước 1: Thực hiện theo các bước trong hình để chọn thống kê cho kênh Organic Search.
– Bước 2: Chọn khoảng thời gian bạn cần xem => Chọn trang đích => Nhấp vào Nguời dùng mới. Lúc này những bài viết không có hoặc ít người dùng mới trong khoảng thời gian bạn đã chọn sẽ xuất hiện.
Hướng dẫn SEO Audit khía cạnh Backlink .
đang tiếp tục cập nhật…
>>> Xem thêm: