Meta Desciption là gì? Cách tối ưu thẻ Meta Desciption chuẩn trong SEO

339 lượt xem

Bạn đang làm nhiều cách để tối ưu SEO onpage nhưng chưa đạt được các kết quả mong muốn? Tối ưu thẻ Meta Description là một trong những cách hiệu quả giúp tăng traffic hỗ trợ tốt cho SEO của website bạn. Hãy cùng mình tìm hiểu thẻ meta Description là gì, cách thức tối ưu và cách tạo nội dung thẻ meta Description trong bài viết dưới đây của web affiliate nhé!

Thẻ Meta Description là gì?

Meta description là một thẻ trong html nhằm tóm tắt nội dung tổng thể của website nằm trong kết quả của công cụ tìm kiếm. Thẻ meta hỗ trợ người dùng và Google biết được thông tin mà họ sẽ nhấp vào. Thẻ meta được tối ưu tốt sẽ giúp gia tăng khả năng người dùng nhấp vào website bạn,.

Meta description được thể hiện trong kết quả tìm kiếm

Sự liên quan giữa Meta Description và SEO

Bạn nên chú ý là tối ưu hóa meta description là một bước của quá trình SEO onpage, một trong những phương pháp cơ bản nhất trong SEO.

Meta description không hỗ trợ trực tiếp sự xếp hạng

Các nội dụng và từ ngữ bạn sử dụng trong meta description không được dùng trong quá trình xếp hạng của Google. Tối ưu hóa tiêu đề của bài viết mới ảnh hưởng đến sự xếp hạng.

Meta description hỗ trợ gián tiếp đến sự xếp hạng (vẫn quan trọng)

Thẻ meta là nội dung người dùng sẽ nhìn thấy đầu tiên trong kết quả tìm kiếm và điều này sẽ liên hệ đến SEO như sau:

  • Thẻ meta có nội dung hay sẽ khuyến khích người dùng nhấp vào trang web bạn. Từ đó giúp gia tăng traffic trên web bạn nhiều hơn.
  • Google sử dụng Click through rate (CTR) là cách thức nghiên cứu các nội dung người dùng đang tìm kiếm cho một nội dung cụ thể.

Khi người dùng nhấp vào nội dung bài viết của bạn trong danh sách kết quả tìm kiếm của Google, thì điều này sẽ báo cho Google biết trang web bạn đã đáp ứng được nhu cầu của người dùng hơn các trang web khác. Từ đó sẽ giúp trang web bạn gia tăng được thứ hạng.

Để tận dụng điều này và giúp tăng hiệu quả cho SEO, bạn hãy phát triển nội dung trang web bạn từ thẻ meta description. Ngược lại, người dùng sẽ quay lại các kết quả tìm kiếm khác sau khi ra khỏi trang web bạn, và điều đó sẽ không tốt.

Cách thức tối ưu Meta Description

Không lạm dụng từ khóa trong Meta description

Bạn cần đặt từ khóa vào trong thẻ meta. Điều này sẽ giúp Google đọc hiểu được nội dung bài viết bạn đang muốn truyền đạt. Khi người dùng tìm từ khóa đó thì Google cũng sẽ làm nổi bật từ đó.

Nội dung thẻ Meta nên hướng đến người dùng

Nội dung luôn là yếu tố tối thượng trong SEO, đối với thẻ meta cũng vậy. Bạn hãy nắm bắt hành vi và tâm lý của khách hàng mục tiêu của trang web bạn. Một thẻ meta có nội dung lôi cuốn, hấp dẫn và hữu ích sẽ kích thích khách hàng nhấp vào. Điều này sẽ giúp web bạn “lấy điểm” dưới mắt Google và dĩ nhiên phần thưởng là sự thăng hạng!

Thẻ Meta là duy nhất của mỗi bài viết hay của website

Nội dung của mỗi thẻ meta phải có sự đặt biệt riêng và không được lặp lại từ các thẻ meta của những trang khác. Tất cả mọi cách thức bạn thực hiện trong SEO đều nên hướng tới người dùng.

Các thủ thuật viết nội dung thẻ Meta Description

Hãy viết nội dung hấp dẫn

Thẻ meta có tác dụng quảng cáo trang web của bạn đến người dùng. Vì vậy, những lời quảng cáo hấp dẫn,độc đáo sẽ mời gọi nhiều khách hàng đến với trang web bạn hơn.

Thẻ meta nên chứa lời lẽ khuyến khích hành động tích cực. Các từ ngữ thích hợp như: hãy tìm hiểu, hãy thử ngay,…

Nội dung thẻ phải liên hệ mật thiết với nội dung của trang web bạn

Bạn thử nghĩ nếu người dùng nhấp vào trang web của bạn và nhận thấy nội dung khác hoàn toàn so với lời quảng cáo. Chắc chắn họ sẽ thoát trang ngay và điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến trang web bạn.

Thẻ nên chứa từ khóa tìm kiếm.

Google sẽ làm nổi bật từ khóa này trong kết quả tìm kiếm. Điều này sẽ làm tăng sự liên quan giữa thẻ và nội dung web.

Không chứa dấu ngoặc kép

Google sẽ không hiển thị phần nội dung chứa trong dấu ngoặc kép nên tốt nhất bạn chỉ tạo nội dung thẻ meta chứa chữ và số. Các ký hiệu khác bạn nên xóa hết nhé!

Đôi khi hay hơn nếu không viết thẻ Meta Description

Trong trường hợp trang web đang nhắm mục tiêu SEO đến các từ khóa dài hay bộ từ khóa dài, bạn có thể để Google tự chọn đoạn văn bản trong web bạn làm thẻ meta. Lúc này, Google cũng sẽ chọn đoạn mô tả có chứa các từ khóa và các từ ngữ liên quan đến truy vấn tìm kiếm của người dùng.

Đôi khi bạn viết không đủ thu hút hay ít liên quan đến trang web bạn, điều này sẽ ảnh hưởng tới lượng traffic vào web bạn.

Khi Google không dùng thẻ Meta Description

Trong những trường hợp hiếm hoi, Google sẽ không sử dụng thẻ meta bạn tạo trong html. Bạn không thể biết trước được. Đó là khi Google nghĩ rẳng thẻ của bạn không không đáp bảo nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Khi đó Google cũng sẽ chọn đoạn văn thích hợp trong nội dung web bạn thay vào thẻ meta.

Các thủ thuật viết về thẻ Meta Description

Độ dài của thẻ meta từ 120 đến 150 kí tự

Để tích hợp chuẩn nhất với giao diện di động, bạn nên viết tối đa trong 120 kí tự.

Trong một số trường hợp, Google còn thể hiện ở thẻ meta ngày xuất bản bài viết, đánh giá, hay các heading. Cho nên bạn nên đảm bảo đủ chỗ cho những ký tự này.

Mục đích cuối cùng của bạn là tăng lượng nhấp chuột và traffic cho trang web. Vì vậy bạn hãy quảng bá những thông tin quan trọng và thiết thực nhất với người dùng nhất trong thẻ meta này.

Khai thác ưu thế các tiêu đề meta

Tiêu đề meta chỉ là phần tiêu đề của một bài viết. Trong kết quả tìm kiếm, tiêu đề meta nằm ở trên thẻ meta description hay meta tag. Đây là một ví dụ.

Tiêu đề meta được thể hiện phía trên website

Tiêu đề thu hút sẽ đem lại sự vượt trội cho thẻ meta description của bạn, đóng góp vào việc nhắn gửi các thông điệp ý nghĩa cho người dùng.

Google sẽ cắt bớt những tiêu đề dài hơn 65 kí tự nên bạn nên viết tiêu đề ngắn hơn mức đó.

Thẻ Meta description giúp quảng bá hình ảnh thương hiệu

Đó là cách thức marketing chuẩn nhất mà doanh nghiệp nào cũng có thể tận dụng để thể hiện những giá trị nổi bật và trao gửi hình ảnh thương hiệu đến các khách hàng.

Xem xét sử dụng rich snippets

Trong thời điểm hiện tại, rich snippets được sử dụng khá thường xuyên ở các website. Đó là đoạn nội dung được thể hiện dưới hình thức dưới hình thức sao, xếp hạng, đánh giá…

Các đánh giá này sẽ giúp website được nổi bật vì người dùng sẽ có xu hướng nhấp vào các trang web được đánh giá. Từ đó làm tăng lượng trafic cho web bạn.

Rich snippets giúp làm tăng độ tin tưởng của khách hàng với website bạn hơn

Chứa các chương trình giảm giá đặt biệt

Tận dụng thẻ meta description để quảng bá các chương trình ưu đãi hấp dẫn mà website bạn đang chạy. Điều này sẽ kích thích người dùng nhấp vào để xem các ưu đãi này, từ đó giúp tăng lượng chuyển đổi bán hàng cho website bạn.

Thẻ meta description cho website sản phẩm/dịch vụ

Bạn muốn viết thẻ mô tả chỉ vỏn vẹn trong 120 – 150 kí tự nhưng vẫn thể hiện hết các nội dung chính của website bạn. Điều này thật sự không dễ dàng tí nào! Mình muốn chia sẻ với bạn một số cách dưới đây bạn có thể áp dụng cho thẻ meta của trang web bạn.

  • Tạo sự khác biệt và độc đáo của website bạn so với các đối thủ.
  • Thể hiện các giá trị và thông tin hay nhất mà khách hàng nhận được khi dùng sản phẩm/dịch vụ của bạn.
  • Viết hoa một số từ ngữ quan trọng để làm nổi bật thẻ.
  • Sử dụng các từ ngữ tạo cảm xúc mạnh hay thu hút trí tò mò của con người để người dùng nhấp vào trang web bạn.

Bạn tham khảo ví dụ này nhé.

Các dịch vụ THIẾT KẾ WEBSITE và SEO của WEBAFFILIATE.COM luôn đặt biệt chất lượng nhằm mang tới sự phát triển doanh số vượt trội cho các doanh nghiệp.

Lời cuối

Đến đây thì mình nghĩ bạn đã hiểu được “chỗ đứng” của thẻ meta description trong website bạn rồi. Để viết thẻ meta chứa đầy đủ các thông tin hữu ích nhất cộng với lời lẽ thu hút nhất đối với người dùng có lẽ không phải là việc dễ dàng.

Do đó, bạn hãy tham khảo từ các thẻ meta của các trang web trên top kết quả tìm kiếm để học hỏi thêm nhé. Hơn nữa hãy thực hành thật nhiều và học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia trong lĩnh vực của bạn để tìm ra đường đi cho mình. Mình chúc bạn luôn thành công!

> Xem thêm

 

 

 

Đánh giá post

Các kênh thông tin của chúng tôi

Disclaimer: Thông tin trong bài viết không phải là lời khuyên đầu tư từ Coin98 Insights. Hoạt động đầu tư tiền mã hóa chưa được pháp luật một số nước công nhận và bảo vệ. Các loại tiền số luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính.

You cannot copy content of this page

Bạn muốn đọc tin riêng tư, hay hơn?
Đăng ký danh sách email của chúng tôi, chúng tôi sẽ gởi thêm tin theo xu hướng mới!
Cập nhật kiến thức và thông tin mới nhất về Affiliate & Tip kiếm tiền online hiệu quả .

PS: Cam kết bảo mật thông tin, không spam

Đăng ký bản tin

Không, cảm ơn, tôi không muốn đọc thêm tin
Contact Me on Zalo