Bạn đang kinh doanh online và sở hữu một website? Bạn đang làm quen với Digital Marketing và đang tìm hiểu các chỉ số trong Google Adwords và SEO?
Trong đó, Click through rate (CTR) là một chỉ số quan trọng nhằm đo lường sự hiệu quả trong các chiến dịch quảng cáo cũng như SEO của website bạn. Nào hãy cùng web affiliate tìm hiểu về CTR cũng như tìm hiểu 10 ý tưởng hay nhất giúp tăng tỷ lệ nhấp chuột cho website nhé.
Click through rate (CTR) là gì?
Click through rate là tỷ lệ nhấp chuột được đo lường bởi số lần người dùng thấy mẫu quảng cáo và nhấp chuột vào quảng cáo đó (hoặc thấy trang web của bạn trên top Google và click vào nó). Từ đó tỷ lệ này sẽ được sử dụng để nhận định các kết quả của việc nghiên cứu từ khóa SEO và mẩu quảng cáo của bạn.
Vậy CTR trong mẩu quảng cáo được tính bằng cách nào?
CTR = Số lần nhấp chuột / Số lần hiển thị
Ví dụ như web affiliate có 5 lần nhấp chuột trong 100 lần hiển thị, vậy CTR sẽ là 5%.
Các mẫu quảng cáo và từ khóa đều có tỉ lệ CTR riêng biệt và được thể hiện trong tài khoản của nhà quảng cáo.
CTR của bạn càng cao thì càng chứng tỏ rằng mẩu quảng cáo của bạn càng hấp dẫn, hữu ích và hiệu quả với người dùng. CTR cũng có mục đích vào chiến lược nghiên cứu từ khóa của nội dung bài viết bạn, có tác động đến chi phí và nơi bạn quảng bá chiến dịch Marketing. Ngoài ra, nó còn liên quan đến nội dung bạn đăng và nền tảng nào bạn đang chạy chiến dịch.
Ngược lại, nếu tỷ lệ nhấp chuột không cao như mong đợi, bạn sẽ phân tích lại chiến dịch quảng cáo. Đồng thời tìm hiểu lại các từ khóa nào không mang lại kết quả tốt. Bạn nên lưu ý rằng từ khóa sử dụng và chiến dịch quảng cáo có mối liên hệ mật thiết bao nhiêu thì mẩu quảng cáo của bạn sẽ thu hút người dùng nhấp vào bấy nhiêu.
Sự quan trọng của CTR đối với website
CTR nắm vị trí vô cùng quan trọng với tài khoản quảng cáo bởi vì nó sẽ tác động trực tiếp đến điểm chất lượng.
Mẩu quảng cáo của bạn có mối liên quan rất chặt chẽ đến nhu cầu truy vấn của người dùng. Nếu tỷ lệ người dùng nhấp vào cao thì bạn sẽ nhận được các phí ưu đãi từ các nền tảng quảng cáo, ví dụ Google Adwords
Cụ thể, CTR cao giúp nâng cao điểm chất lượng cho mẩu quảng cáo bạn. Và điểm số này hỗ trợ việc duy trì chiến dịch quảng cáo với mức phí tốt hơn.
Các loại Click through rate và cách tính
Có 3 loại CTR cơ bản hay gặp nhất như sau:
CTR của mẩu quảng cáo
Trong mẩu quảng cáo tiêu chuẩn, tỷ lệ nhấp chuột được tính bằng số lần nhấp vào quảng cáo chia cho số lần hiển thị quảng cáo
CTR quảng cáo = Số lần nhấp / Số lần hiển thị quảng cáo
Ví dụ, nếu bạn đạt được 7 lần nhấp chuột trong số 100 lần hiển thị quảng cáo, CTR quảng cáo sẽ là 7%
Riêng trong ngành tiếp thị liên kết, CTR bằng số lần nhấp chuột vào liên kết quảng cáo chia cho số lần hiển thị trang quảng cáo.
CTR của website
CTR của website được tính bằng số lần nhấp vào quảng cáo chia cho tổng số lượt xem trang.
CTR của trang = Số lần nhấp trang / Tổng số lượt xem trang
Ví dụ, website của bạn nhận được 25 lần nhấp cho tổng cộng 200 lượt xem trang, vậy CTR của trang bạn là 12,5% (25/200=12,5%)
CTR của truy vấn
CTR của truy vấn được tính bằng số lần nhấp vào quảng cáo chia cho tổng số lần truy vấn.
CTR truy vấn – Số lần nhấp / Tổng số truy vấn
Ví dụ, bạn nhận được 30 lần nhấp chuột trong tổng số 1000 lần truy vấn, CTR truy vấn sẽ là 3%
Tỷ lệ nhấp chuột – CTR bao nhiêu là chuẩn
Thật sự không có một tỷ lệ nhấp chuột chuẩn chung được áp dụng cho tất cả các ngành nghề. Tỷ lệ CTR phụ thuộc vào nhóm ngành nghề, dịch vụ, sản phẩm và khách hàng mục tiêu của từng doanh nghiệp cũng như cách thức quảng cáo của doanh nghiệp đó.
Đối với Google Adwords thì tỷ lệ nhấp chuột vào mẩu quảng cáo tối thiểu nhận được phải là 15% mới được xem là tốt. Với quảng cáo hiển thị Google Display Network (GDN) tỷ lệ tốt là ít nhất 1%, … Hơn nữa, bạn cần hiểu tỷ lệ này biến thiên tăng hay giảm phụ thuộc vào các yếu tố ngành nghề mà mình nói ở trên. Ngoài ra, hành vi khách hàng mục tiêu mà bạn muốn hướng quảng cáo đến cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ nhấp chuột.
Ví dụ, mẩu quảng cáo thực phẩm chức năng cho trẻ em không thể đạt CTR cao nếu mình nhắm vào các đối tượng độc thân!
9 ý tưởng hỗ trợ tăng tỷ lệ nhấp chuột CTR tự nhiên
Tạo một thẻ tiêu đề Heading 1 hấp dẫn
Thẻ tiêu đề H1 là điều đầu tiên người dùng sẽ thấy khi tìm kiếm thông tin trên các công cụ tìm kiếm. Vậy nên, tiêu đề đóng vai trò quan trọng tạo sự nổi bật cho mẫu quảng cáo của bạn. Bạn hãy sử dụng các từ ngữ kích thích sự tò mò, khơi gợi mong muốn nơi khách hàng để họ nhấp vào quảng cáo nhằm tăng CTR.
Ví dụ tiêu đề: Cách giữ dáng đẹp từ Rong nho Nhật Bản
Thêm vào một số từ sẽ giúp tiêu đề bắt mắt hơn: Thừa cân làm cho bạn thiếu tự tin? Bí quyết giữ dáng chuẩn từ Rong nho Nhật Bản.
Thêm các số hay năm vào thẻ tiêu đề (20 bí quyết SEO tốt nhất cho website năm 2020, 10 kỹ thuật tối ưu cho thẻ meta description, …)
Dùng từ khóa có đuôi dài (long-tail keyword)
Long-tail keyword là những từ khóa chứa từ 3 – 5 chữ trở lên bao gồm từ khóa chính và các từ bổ nghĩa cho nó. Ví dụ như “Nhà hàng Nhật ở Sài Gòn”, “Địa điểm du lịch ở Nha Trang”
Xu hướng tìm kiếm các từ khóa có đuôi dài đang là thời thượng hiện nay. Từ khóa càng dài thì lượng tìm kiếm sẽ càng giảm. Tuy vậy, nó sẽ giúp chọn lọc chính xác tệp khách hàng cho bạn hơn và chất lượng hóa tỷ lệ CTR cho mẩu quảng cáo.
>> Xem thêm
https://webaffiliatevn.com/nghien-cuu-tu-khoa-seo-la-gi/
Nội dung quảng cáo hấp dẫn (Content Marketing)
“Content is King” là câu nói kinh điển trong giới làm SEO. Nội dung “chất ngất” sẽ luôn mang lại những giá trị tuyệt vời cho CTR, SEO, website cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp bạn.
Nếu người dùng không cảm thấy ấn tượng với nội dung bài viết bạn truyền tải, họ sẽ thoát trang. Content marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng với cả mẩu quảng cáo. Bạn thử nghĩ nếu người dùng thấy nội dung quảng cáo chán phèo, nhạt nhẽo thì họ có khả năng trở thành khách hàng tiềm năng không? Chắc là không!
Thế nên, bạn hãy trau chuốt nội dung, làm cho mẩu quảng cáo độc đáo và “bắt mắt” nhất để lôi kéo người dùng nhấp vào. Bổ sung các video, hình ảnh để nội dung phong phú hơn nhé.
Quảng cáo này rất bắt mắt khách hàng
Tối ưu thẻ mô tả Meta Description
Thẻ meta là đoạn mô tả ngắn từ 130 – 150 chữ được đặt dưới đường dẫn website hiển thị trong các kết quả của công cụ tìm kiếm. Trong thẻ này sẽ bao quát toàn bộ nội dung bạn muốn khách hàng nhìn thấy đầu tiên khi có nhu cầu tìm kiếm thông tin.
Vậy nên, bạn cần tận dụng thẻ meta để truyền tải hết các thông tin chất lượng và hấp dẫn nhất nhằm “quyến rũ” các khách hàng. Khi đó họ mới nhấp vào trang web và mẩu quảng cáo của bạn.
Nếu trang web bạn không có thẻ meta hay nội dung thẻ chưa đủ sức hút, khách hàng sẽ bỏ qua và không nhấp vào quảng cáo.
>> Đọc thêm
Meta Desciption là gì? Cách tối ưu thẻ Meta Desciption chuẩn trong SEO
Sử dụng URL thân thiện
URL (Uniform Resource Locator) là đường dẫn dùng để xác định vị trí của bài viết hay website trên mạng internet. Tất cả mọi tài nguyên trên mạng internet đều có một địa chỉ riêng biệt. Người dùng truy cập vào một URL để tìm kiếm các thông tin họ mong muốn.
Ví dụ
webaffiliatevn.com/referral-la-gi/ (URL thân thiện)
webaffiliate.com/seo-la-gi-ABCXYZ123-toi-uu-seo (URL không thân thiện)
Vậy thế nào là một URL thân thiện? URL thân thiện chứa các từ khóa đáp ứng chính xác nhu cầu truy vấn của người dùng và giúp họ dễ dàng nhận biết trên công cụ tìm kiếm. Từ đó tăng khả năng người dùng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn và CTR cũng nhờ vậy được cải thiện.
Các thử nghiệm A/B testing
A/B testing (có tên khác là split testing) là quá trình phân tích và so sánh hiệu quả của hai phiên bản nhằm đánh giá và quyết định xem phương án nào đem lại kết quả tốt nhất. Đó có thể là mẫu quảng cáo, banner, website, … Và các kết quả được xem xét tùy theo mục đích thử nghiệm của người thực hiện.
Tác dụng A/B testing trong mẫu quảng cáo là nhằm chọn lựa được phương án tối ưu nhất. Điều này sẽ làm tăng tỷ lệ nhấp chuột CTR vào mẩu quảng cáo của bạn, đồng thời giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) cho website bạn.
Bổ sung địa điểm cho nội dung quảng cáo
Di động đang và sẽ nắm thị phần cao nhất trong các nền tảng tìm kiếm của người dùng trên toàn thế giới. Và di động thông minh luôn tích hợp với định vị.
Vì lý do này, thêm địa điểm vào nội dung quảng cáo sẽ đáp ứng nhu cầu của người dùng cụ thể ở nơi đó. Hơn nữa việc tìm hiểu trước hành vi và đặc điểm của người dùng sẽ giúp bạn hiểu rõ về khách hàng mục tiêu hơn.
Ví dụ nội dung “Chuyên sửa máy giặt ở Đông Nam Houston” sẽ cụ thể hơn “Chuyên sửa máy giặt Houston”. Khi đó chỉ những khách hàng ở vùng Đông Nam sẽ nhấp vào quảng cáo của bạn hơn các khách hàng ở những vùng khác.
Tăng tốc độ tải website
Người dùng sẽ không đủ kiên nhẫn đợi website bạn tải quá lâu đâu. Tốc độ tải trang luôn là một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ tỷ lệ nhấp chuột cũng như đối với SEO onpage.
Bạn hãy dùng các công cụ để kiểm tra tốc độ tải website như PageSpeed Insights, Pingdom.
Bạn sẽ thấy CTR được tăng lên đáng kể nếu tốc độ tải trang của bạn nhanh hơn đó.
Tối ưu mẩu quảng cáo liên tục
Mẩu quảng cáo của bạn cuối cùng đã đạt được tỷ lệ nhấp chuột như mong đợi. Nhưng không vì thế mà bạn không “chăm sóc” nó nữa. Bạn cần phải luôn luôn theo dõi và đánh giá các chỉ số nhằm duy trì tỷ lệ CTR tốt đó. Nếu không các đối thủ khác sẽ vượt lên trên bạn đó!
Lời cuối
Các lượt nhấp chuột tự nhiên luôn là điều mong muốn trong chiến lược marketing của tất cả các website. Tỷ lệ nhấp chuột (click through rate) từ các công cụ tìm kiếm và các nền tảng khác sẽ giúp tăng traffic cho website của bạn. Dĩ nhiên mục tiêu cuối cùng của bạn là gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và phát triển lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Mình hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về CTR. Từ đây bạn sẽ lập được chiến lược quảng cáo phù hợp và hoàn hảo nhất trong lĩnh vực kinh doanh của bạn. Hãy thực hành và trải nghiệm nhiều hơn nhé, nhất định bạn sẽ thành công!
>> Đọc thêm