Ngày nay ứng dụng Digital Marketing để quảng bá sản phẩm thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng là việc hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Trong đó các thuật ngữ cơ bản nhất CPS là gì? CPA là gì? CPO là gì? CPM là gì? Bạn cần phải hiểu rõ chúng bởi đây đều là những khái niệm liên quan đến chiến dịch chạy quảng cáo trong thời đại công nghệ 4.0 giúp bạn thúc đẩy doanh số bán hàng hiệu quả. Hãy cùng web affiliate vn tìm hiểu các khái niệm này nhé.
Khái niệm CPS là gì?
CPS là thuật ngữ thông dụng trong lĩnh vực Digital Marketing. Nó được viết tắt từ cụm từ Cost Per Sale trong tiếng anh. CPS được hiểu là chi phí tính trên một lượt mua hàng. Đây là chi phí trả cho nhà quảng cáo khi có khách hàng mua hàng và đơn hàng đã được thanh toán cho người bán bằng hình thức chuyển khoản hoặc tiền COD.
CPS được hiểu là chi phí tính trên một lượt mua hàng
Có thể nói, CPS chỉ được trả cho phía người quảng cáo sau khi người mua click vào quảng cáo, đặt hàng, nhận hàng và thanh toán. Chính vì vậy, lợi nhuận nhà quảng cáo nhận được sẽ cao đồng thời người bán giảm được rủi ro bom hàng.
Hiện nay, thuật ngữ CPS được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực tiếp thị liên kết Affiliate Marketing. Ưu điểm của hình thức quảng cáo CPS phải kể đến, đó là tạo ra doanh số thực cho người bán, giảm rủi ro bom hàng, giảm lượng khách hàng ảo,… Từ đó tạo lập big data để xây dựng chiến lược quảng bá hiệu quả hơn, thúc đẩy doanh số bán hàng tăng cao hơn. CPS chính là một giải pháp marketing tuyệt vời cho những ai bán hàng trực tuyến qua mạng.
Khái niệm CPA là gì?
CPA là một thuật ngữ khác trong lĩnh vực Digital Marketing. Nó được viết tắt từ cụm từ Cost Per Action trong tiếng anh và được hiểu là chi phí cho mỗi lần thực hiện hành động của khách hàng. Nói dễ hiểu hơn nghĩa là khi người đọc bắt gặp một mẫu quảng cáo ấn tượng. Lúc này, họ sẽ click vào mẫu quảng cáo, điền thông tin theo form (hoặc cài đặt một phần mềm nào đó đối với lĩnh vực công nghệ) thì ta gọi đó là một lược thực hiện hành động.
CPA là chi phí cho mỗi lần thực hiện hành động của khách hàng
CPA được áp dụng khi bạn chạy một chiến dịch quảng cáo cho một sản phẩm nào đó và sau khi kết thúc chiến dịch. Bạn lấy tổng chi phí bỏ ra chia cho số lần khách hàng thực hiện hành động sẽ ra Cost Per Action – CPA. Hiện nay, CPA được chia làm 3 hình thức cơ bản, đó là:
- CPS viết tắt từ Cost per Sale: được hiểu là chi phí bỏ ra để có được 1 đơn hàng đã thanh toán.
- CPL viết tắt từ Cost per Lead: được hiểu là chi phí trả cho nhà quảng cáo mỗi khi có một lượt khách hàng để lại thông tin mua hàng.
- CPI viết tắt từ Cost per Install: được hiểu là chi phí trả cho nhà quảng cáo cho mỗi lượt cài đặt ứng dụng.
Khái niệm CPO là gì?
CPO được hiểu là chi phí tính trên mỗi lượt đặt mua hàng và được viết tắt từ cụm từ Cost Per Order. Về cơ bản, ý nghĩa của CPO tương tự với CPS và chỉ khác là CPO được tính cho nhà quảng cáo ngay khi khách hàng đặt mua sản phẩm mà không cần biết đơn hàng có thành công hay không.
CPO được hiểu là chi phí tính trên mỗi lượt đặt mua hàng
Hiện nay, CPO được hình thức quảng cáo phổ biến áp dụng cho các sản phẩm dịch vụ cao cấp. Chẳng hạn như các sản phẩm về chăm sóc sức khỏe, thực phẩm chức năng cần sự tư vấn chu đáo mới phát sinh giao dịch. Hình thức CPO khá đơn giản và dễ thực hiện. Bởi chỉ cần bộ phận tiếp nhận thông tin confirm với khách hàng là hoa hồng sẽ được trả cho nhà quảng cáo mà không cần phải chờ đợi đơn hàng được ship đến tận tay khách hàng.
Ưu điểm của CPO là nhà quảng cáo được trả chi phí nhanh chóng, hạn chế rủi ro từ việc khách hàng đặt nhưng không nhận hàng. Hơn nữa, CPO thường áp dụng cho các chiến dịch quảng bán sản phẩm thuộc thị trường có giá trị cao nên mức hoa hồng nhận được là cực hấp dẫn.
Khái niệm CPM là gì?
Nhắc đến Digital Marketing, bạn không thể bỏ qua thuật ngữ CPM. Bởi đây là khái niệm phổ biến trong các chiến dịch chạy quảng cáo. CPM là viết tắt của cụm từ Cost per 1000 impressions, được hiểu là chi phí bỏ ra cho mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo.
CPM là một hình thức quảng cáo marketing online
Giá của CPM cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào mục đích của nhà bán hàng, vị trí hiển thị quảng cáo,… Các quảng cáo dạng CPM thường thể hiện các thông tin theo kiểu văn bản hoặc hình ảnh sinh động, tạo ấn tượng cho người xem. Cách tính giá CPM khá đơn giản, bạn có thể hiểu như sau:
Ví dụ bạn chi cho chiến dịch quảng cáo là 50$ tại một trang quảng cáo có số lượt người truy cập website mỗi ngày là 500.000 lượt xem. Từ đó tính ra chi phí phải trả quảng cáo dạng CPM là 50$/(500.000/1000) = 0,1$.
Ưu điểm của hình thức quảng cáo CPM là đơn giản, dễ thực hiện. Đối với những website, blog có lượng truy cập lớn mỗi ngày thì hình thức này sẽ giúp nhà quảng cáo kiếm được mức lợi nhuận cao.
Như vậy, qua bài viết này chắc hẳn các bạn đã biết được các khái niệm CPS là gì? CPA là gì? CPO là gì? CPM là gì? rồi phải không nào. Hy vọng những thông tin trong bài viết của web affiliate là hữu ích cho bạn.
>>> Xem thêm: