Nhiều nhà quản trị website đã nghe rất nhiều thông tin về công nghệ cloudflare. Vậy, công nghệ cloudflare là gì? Có tác dụng như nào đối với các website và người sử dụng, cũng như khách hàng của họ. Khi nào nên sử dụng công nghệ này? Hãy cùng nhau đi tìm hiểu, để giải đáp tất cả các thắc mắc, trong bài viết sau.
Cloudflare là gì?
Cloudflare thực chất là một DNS (Domain Name System) trung gian, giúp tối ưu hóa trang web của nhà cung cấp, thông qua một hệ thống lọc thông minh. Tại đó, khách hàng sẽ truy cập được các website, một cách nhanh hơn và có độ bảo mật cao hơn.
Hay nói một cách đơn giản hơn, nếu như thông thường bạn phải vào website chính để tìm kiếm thông tin. Thì giờ đây, bạn sẽ thông qua hệ thống trung gian cloudflare để truy cập. Vì vậy, việc truy cập của bạn sẽ nhanh hơn rất nhiều, và ít có tình trạng tắc nghẽn do quá nhiều người truy cập cùng lúc.
Cloudflare thực chất là một DNS trung gian
Ưu nhược điểm của công nghệ cloudflare
Sau khi đã nắm rõ được thế nào là cloudflare, hãy cùng nhau tìm hiểu về ưu nhược điểm của cloudflare. Từ đó nhằm đưa ra được việc quyết định nên hay không nên sử dụng nền công nghệ này hiện nay.
Ưu điểm của công nghệ cloudflare
Trước tiên, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ưu điểm nổi trội của công nghệ cloudflare ngay sau đây:
- Ưu điểm đầu tiên ta phải nhắc đến ở đây đó chính là công nghệ này có thể tối ưu hóa được tốc độ truy cập của khách hàng đối với các website. Khi bạn cài đặt cloudflare, máy chủ của hệ thống này sẽ lưu trên bộ nhớ thông tin của website, các hình ảnh sẽ được nén lại. Chính vì vậy, tốc độ truy cập nhanh hơn và có thể thu hút được lượng khách hàng đến với website nhiều hơn.
- Do giảm được lượng truy cập vào máy chủ, chính vì thế, công nghệ cloudflare có thể giúp tiết kiệm được ½ đến 2/3 lưu lượng băng thông của máy chủ. Bạn không cần tốn chi phí cho gói băng thông cao hơn mà vẫn có thể giúp web chạy mượt.
- Công nghệ cloudflare giúp website của bạn có tính bảo mật cao hơn. Điều này giúp bạn tránh được các spam bình luận trên blog, hạn chế được sự tấn công của Ddos hay các loại tấn công khác. Hệ thống tường lửa, tính năng bảo vệ trang cấp độ cao, cùng với những yêu cầu về những IP, quốc gia không có quyền truy cập.
Cloudflare giúp tối ưu hóa việc truy cập website
Nhược điểm của cloudflare
Bên cạnh những ưu điểm, cloudflare cũng không tránh khỏi những nhược điểm. Một vài nhược điểm của chúng có thể điểm qua như sau:
- Trong quá trình sử dụng, đôi khi hệ thống tường lửa của website mà bạn đang sử dụng, hiểu lầm rằng IP của cloudflare là địa chỉ tấn công. Chính vì thế mà website của bạn có thể bị offline.
Đôi khi website bị offline khi sử dụng cloudflare
- Cloudflare có ưu điểm là sẽ không ai biết được IP của máy chủ của bạn, tuy nhiên điều này cũng tạo nên lỗ hổng. Nếu như website của bạn không được bảo mật cao, thì sẽ bị tấn công bởi nhiều cách khác nhau. Và hiển nhiên là bạn cũng sẽ không bao giờ biết được IP của máy đã tấn công website của bạn.
- Thời gian uptime của website sẽ phụ thuộc vào thời gian uptime trên server của cloudflare nếu như bạn sử dụng công nghệ này. Chính vì thế, nếu như server của cloudflare bị lỗi, website của bạn sẽ bị truy xuất, do không xác định được tên miền truy cập.
- Do tốc độ đường truyền của Việt Nam đi quốc tế kém, chính vì thế nếu bạn cài đặt công nghệ cloudflare tại máy chủ có hosting tại Việt Nam. Trong khi đó lượng truy cập chủ yếu tại đây, thì điều này lại làm giảm tốc độ truy cập rất nhiều. Bởi theo cách này, truy vấn thông tin sẽ được truyền đến DNS trung gian ở nước ngoài, rồi lại trả thông tin về Việt Nam theo một được vòng.
Nên sử dụng cloudflare khi nào?
Qua những ưu nhược điểm đã được kể trên, hẳn các bạn cũng đã có cái nhìn tổng quan về cloudflare. Tóm lại là, bạn chỉ nên sử dụng cloudflare khi:
- Website của bạn được đặt tại máy chủ ở nước ngoài, nhưng có lượng truy cập lớn ở Việt Nam hay ở các quốc gia khác trên toàn thế giới.
- Khi bạn không muốn ai có thể biết được địa chỉ IP của máy chủ của bạn.
Trên đây là toàn bộ những thông tin tổng quan nhất về công nghệ cloudflare. Hi vọng, qua bài viết của webaffiliatevn.com bạn có thể tối ưu hóa được những ưu điểm và hạn chế được những nhược điểm, để có thể áp dụng hiệu quả công nghệ này trên website của bạn, và thu lại được lượng khách hàng cao nhất.
>>> Xem thêm: